Cấu tạo, phân loại và nguyên lý máy phát điện

Ngày nay máy phát điện dần được sử dụng phổ biến hơn từ gia đình, văn phòng, nhà xưởng đến các đơn vị dịch vụ. Để có thể chọn lựa và vận hành máy đúng cách, các thông tin về cấu tạo, phân loại và nguyên lý máy phát điện cũng đang nhận về khá nhiều sự quan tâm từ phía người dùng. Trong bài viết tham khảo lần này, cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về thiết bị này nhé!

nguyên lý máy phát điện
Nắm rõ nguyên lý máy phát điện giúp nâng cao tuổi thọ và hiệu năng vận hành

Cấu tạo của máy phát điện

Hầu hết các sản phẩm máy phát điện trên thị trường hiện nay đều có cấu tạo khá giống nhau. Cụ thế thiết bị sẽ bao gồm một số bộ phận như:

Động cơ

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp năng lượng cơ học cho máy, tạo “nguyên liệu” để chuyển đổi thành điện năng. Tùy vào từng model máy, loại động cơ sử dụng sẽ có khác biệt về công suất, nhiên liệu sử dụng. Trong đó phổ biến nhất là: Động cơ xăng, dầu, Propan và khí. Động cơ máy được cấu thành với hai bộ phận chính là Stato và Roto.

Hệ thống nhiên liệu máy

Nhiên liệu là một trong những điều kiện cần để máy phát điện có thể hoạt động hiệu quả. Trong đó bao gồm: Ống thông gió, bơm nhiên liệu, bình chứa, ống nối, kim phun và bình lọc. 

Ổn áp

Bộ phận này được lắp đặt nhằm giúp “bình ổn” các giá trị của dòng điện được tạo, từ đó đảm bảo an toàn cho các thiết bị sử dụng. 

Hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát được trang bị trên cả những dòng máy phát điện mini đến những thiết bị công nghiệp. Nó được sử dụng để gia tăng hiệu quả thông gió, tản nhiệt trong quá trình hoạt động của máy. Từ đó giúp nâng cao tuổi thọ và hiệu năng. 

Máy phát điện có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
Máy phát điện có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

Bộ phận xả

Khí thải trong quá trình đốt cháy của máy phát được dẫn theo hệ thống xả ra ngoài môi trường. 

Nguyên lý máy phát điện

Sau khi đã nắm được những thông tin về cấu tạo máy phát điện, nguyên lý vận hành của máy cũng là chủ đề hot được nhiều người dùng quan tâm. Về cơ bản hầu hết các thiết bị này đều vận hành với nguyên lý cảm ứng điện từ.

Cụ thể khi được kích hoạt chính nam châm hoặc cuộn dây (Roto) tạo ra từ trường. Từ thông của từ trường được tạo tác động tới suất điện động được tạo bởi khung dây (Stato) tạo thành dòng điện. 

Xem thêm::
Có nên mua máy phát điện Nhật Bãi hay không?
Tìm hiểu thông tin chi tiết về máy phát điện Cummins

Một số loại máy phát điện thông dụng hiện nay

Ngoài ra để chọn lựa được loại máy phát phù hợp, dưới đây là một số loại máy phát điện thông dụng mà bạn có thể tham khảo!

Phân loại theo công suất máy phát điện

Với mong muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng, máy phát điện dần được thiết kế với nhiều mức công suất khác nhau. Chính điều này chia thiết bị thành hai loại là máy phát điện mini và máy phát điện công nghiệp. Dựa trên lượng điện năng tiêu thụ cần sử dụng, người dùng có thể tham khảo chọn mua máy có công suất lớn hơn từ 10 đến 15%. 

Máy phát điện mini với công suất nhỏ cho gia đình
Máy phát điện mini với công suất nhỏ cho gia đình

Sự khác biệt về nhiên liệu sử dụng cho động cơ

Máy phát điện Diesel và máy phát điện chạy xăng là hai loại máy phát thông dụng nhất hiện nay. Thông thường với nhu cầu sử dụng vừa và nhỏ bạn nên tham khảo các sản phẩm chạy xăng để tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành. Ngược lại máy phát điện dầu là lựa chọn hoàn hảo cho nhu cầu sử dụng vừa và lớn.

Phân loại theo ứng dụng

Dựa vào sự phù hợp trong ứng dụng và thiết kế, chúng ta có máy phát điện 1 pha và 3 pha. Trong đó máy phát điện 1 pha thường được sử dụng cho gia đình với nhiều mức công suất vừa và nhỏ. Máy phát điện 3 pha phù hợp cho những dây chuyền sản xuất lớn, sử dụng nguồn điện 3 pha. 

Ngoài ra các sản phẩm máy phát trên thị trường còn được phân loại dựa trên sự khác biệt về thương hiệu, giá thành, xuất xứ,…

Vừa rồi là toàn bộ những thông tin về phân loại, cấu tạo và nguyên lý máy phát điện. Bằng cách nắm rõ những đặc điểm và cách thức vận hành của thiết bị, người dùng có thể dễ dàng chọn lựa được cho mình mẫu máy phù hợp nhất. 

[adsense_block_detail]
Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm