Trong tiếng Việt, vô cùng phong phú các loại từ. Trong đó không thể không kể đến danh từ. Đây cũng là phần kiến thức chúng ta từng được tìm hiểu ngay trong chương trình học phổ thông tiếng Việt lớp 4, lớp 5 và cả ở Ngữ Văn lớp 6. Bài viết sau, chúng tôi sẽ tổng hợp lại cho các bạn tất cả những kiến thức về danh từ là gì. Mời các bạn theo dõi!
Mục lục
Danh từ là gì?
Danh từ được định nghĩa là những từ thường được sử dụng để gọi tên người, tên sự vật, hiện tượng hay khái niệm,… Bất cứ những gì mà chúng ta nhìn thấy thì đều có những tên gọi xác định, dùng phân biệt cái này với cái khác.
Do đó có thể thấy rằng danh từ xuất hiện mọi lúc, mọi nơi, ở trong mọi lĩnh vực của cuộc sống và có số lượng rất lớn. Con người có thể sử dụng danh từ nhằm mục đích giao tiếp và trao đổi thông tin.
Thông thường trong một câu, danh từ thường giữ chức vụ chủ ngữ và thường được đi kèm cùng với những từ để chỉ số lượng.
Ví dụ danh từ: bàn ghế, sách vở, tivi, Hà Nam, Bắc Giang,…
Cụm danh từ là gì?
Cụm danh từ là nhóm các danh từ chung với nhau từ đó tạo thành một danh từ chung. Cụm danh từ cũng có chức năng để chỉ người, sự vật và hiện tượng, tuy nhiên được thêm vào đó là các từ chỉ số lượng, hoặc những từ bổ nghĩa như này, đó, ấy.
Có thể khi đứng một mình danh từ mang ý nghĩa khác, nhưng khi được kết hợp với những yếu tố khác trở thành cụm danh từ nó lại mang ý nghĩa khác. Dù như thế ý nghĩa đặc trưng của danh từ chính vẫn được tồn tại ở một khía cạnh trong cụm danh từ.
Cụ thể cấu trúc của cụm danh từ như sau: Phần phụ trước + danh từ chính + phần phụ sau.
– Phần phụ trước có thể là:
+ Các danh từ loại thể chẳng hạn như: cái, con, chiếc, tấm,…
+ Các danh từ chỉ đơn vị đo lường chẳng hạn như: cân, lít, thước, nắm,…
+ Các định tố biểu thị được ý nghĩa số lượng như: mọi, mỗi, từng, nơi,..
+ Các từ chỉ tổng lượng như: hết thảy, tất cả,…
– Phần phụ sau bao gồm:
+ Định tố đứng ở vị trí ngay sau danh từ trung tâm có chức năng bổ sung ý nghĩa cho danh từ chính. Nó có thể là động từ, tính từ hay danh từ.
+ Danh từ bổ sung các ý nghĩa cho danh từ chính.
+ Những từ biểu hiện hoặc những từ chỉ định về không gian và thời gian như: đó, nọ,…
Ví dụ cụm danh từ: con lợn hôm nọ.
Phân loại danh từ
Trong tiếng Việt, danh từ được phân loại thành nhiều loại khác nhau chẳng hạn như danh từ riêng, danh từ chung, danh từ chỉ khái niệm,…. Cụ thể chúng ta có thể phân loại danh từ như sai:
Danh từ dùng để chỉ sự vật
Là những danh từ có khả năng mô tả tên gọi, địa danh hay bí danh,…của sự vật. Danh từ chỉ sự vật này được chia ra làm 3 nhóm nhỏ khác nhau nữa đó là danh từ riêng/chung, danh từ chỉ khái niệm và danh từ chỉ hiện tượng.
– Danh từ riêng: là những danh từ được sử dụng nhằm gọi tiên riêng của người, tên riêng của các con đường, địa danh, một sự vật, hay sự việc cụ thể nào đó,… Những tên riêng này khi viết cần viết hoa chữ cái đầu.
Ví dụ: Nam Định (tên tỉnh thành), Vịnh Hạ Long (địa danh), Hồ Chí Minh (vừa là tên người cũng vừa là tên đường và tên thành phố), Hồ Quỳnh Hương (tên riêng của người),…
– Danh từ chung: là những danh từ chỉ tên gọi hay được dùng để mô tả các sự vật sự việt có tính khái quát, nhiều nghĩa và không chủ ý nói đến một việc xác định duy nhất nào cả. Trong danh từ chung lại được chia thành hai loại khác nhau đó là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng.
+ Danh từ cụ thể: để mô tả sự vật sự việc mà con người cảm nhận được bằng các giác quan khác nhau chẳng hạn như thị giác, xúc giác, thính giác,…
Ví dụ: sấm, mưa, gió,…
+ Danh từ trừu tượng: mang tính trừu tượng hơn, không cảm nhận được bằng các giác quan như thị giác, khứu giác, thính giác,…
Ví dụ: tinh thần, ý nghĩa,…
– Danh từ chỉ khái niệm: là danh từ không trực tiếp mô tả sự vật hay sự việc cụ thể mà nó được mô tả dưới dạng một ý nghĩa trừu tượng. Các khái niệm nay đã được sinh ra, tồn tại ở trong ý thức con người và nó không thể vật chất hóa hay cụ thể hóa được. Nói dễ hiểu hơn các khái niệm này “không có bất cứ hình thù nhất định” cũng không thể cảm nhận chúng bằng giác quan như tai, mắt,…
– Danh từ chỉ hiện tượng: do thiên nhiên hoặc con người sinh ra ở trong môi trường không gian và trong thời gian nhất định. Danh từ hiện tượng này chia thành 2 nhóm nhỏ khác nhau gồm:
+ Hiện tượng tự nhiên: các hiện tượng sinh ra do tự nhiên chẳng hạn như mưa, gió, bão, sấm sét,…
+ Hiện tượng xã hội: bao gồm những hành động, sự việc hình thành và tạo ra nhờ con người như sự giàu nghèo, bùng nổ dân số, hòa bình và chiến tranh,…
Danh từ chỉ đơn vị
Đây là những danh từ dùng chỉ các sự vật xác định được thêm số lượng hay trọng lượng. Loại danh từ này chia thành rất nhiều nhóm nhỏ khác nhau chẳng hạn như:
– Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: được sử dụng nhiều trong giao tiếp và để chỉ số lượng sự vật,… Danh từ này còn được gọi là những danh từ chỉ loại. Chẳng hạn như: con, cái, nắm, miếng,…
– Danh từ chỉ một đơn vị chính xác: là những đơn vị chính xác, dùng để xác định được thể tích, trọng lượng, kích thước của vật và nó chính xác tuyệt đối. Ví dụ: lít, tạ, tấn, yến. mét,…
– Danh từ chỉ các đơn vị thời gian: giây, giờ, phút, ngày, tháng, năm, thập niên, thập kỷ,…
– Danh từ đơn vị ước lượng: không xác định được chính xác về số lượng cụ thể mà chỉ được dùng nhằm đếm các sự vật đang tồn tải ở các dạng như tổ, đàn, bó, nhóm,…
– Danh từ dùng chỉ tổ chức: chỉ tên các tổ chức hay các đơn vị hành chính như: xã, huyện, thôn, tỉnh, thành phố,…
Chức năng của danh từ
Dù được phân thành nhiều loại khác nhau, thế nhưng về cơ bản danh từ thường được sử dụng với những mục đích sau:
– Danh từ có thể kết hợp được với những từ chỉ số lượng phía trước và từ chỉ số lượng phía sau cùng một số từ khác để tạo thành được cụm danh từ.
Ví dụ: 3 con lợn. Trong đó số 3 là bổ ngữ cho danh từ con lợn.
– Danh từ còn đảm nhận được nhiều chức vị khác trong câu như vị ngữ, chủ ngữ, hay thậm chí còn có thể làm tân ngữ cho ngoại động từ. Trong trường hợp danh từ làm chủ ngữ thì sau nó thường là tính từ hay động từ. Trong trường hợp danh từ đóng vai trò là bị ngữ thường cần phải có từ “là” đứng trước danh từ.
Ví dụ: Tôi là sinh viên. Trong câu này “sinh viên” là danh từ, đứng sau “là” và đảm nhận chức năng vị ngữ trong câu này.
– Danh từ được sử dụng biểu thị và xác định chính xác vị trí sự vật trong một khoảng thời gian hay không gian xác định.
Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin về danh từ là gì. phân loại cũng như các chức năng của danh từ. Có thể thấy danh từ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì thế mong rằng qua bài viết trên các bạn đã biết cách sử dụng danh từ chính xác nhất trong từng trường hợp.