Giấy quỳ tím là gì?

Giấy quỳ tím cùng những ứng dụng bất ngờ trong cuộc sống

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi chúng ta chắc hẳn đã được làm quen với khái niệm quỳ tím, dung dịch quỳ tím hay giấy quỳ tím. Hiện nay, giấy quỳ tím đang được sử dụng khá rộng rãi trong đời sống và sản xuất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về loại giấy này trong bài viết dưới đây nhé.

Giấy quỳ tím là gì?

Giấy quỳ tím là loại giấy được tẩm thêm dung dịch etanol hoặc nước. Ngoài ra có thể được tẩm từ các loại rễ cây địa y như Roccella hay Dendrographa. Loại rễ này có màu gốc là màu tím, nên được gọi là giấy quỳ tím.

Giấy quỳ tím là gì?

Giấy quỳ tím là gì?

Hiện nay, giấy quỳ tím được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành hóa học. Công dụng chính của giấy quỳ tím là để kiểm tra nồng độ pH của dung dịch, xác định xem dung dịch đó là kiềm, axit hay dung dịch trung tính.

Giấy quỳ tím sở hữu ưu điểm là đưa ra kết quả nhanh chóng. Bên cạnh phân biệt tính chất của chất lỏng, giấy quỳ tím còn phân biệt được tính chất của khí. Nhờ tính tiện dụng này mà giấy quỳ tím được sử dụng rất nhiều trong thí nghiệm hóa học, phục vụ việc học tập và nghiên cứu hiện nay.

Nguồn gốc giấy quỳ tím

Theo một nguồn thông tin tin cậy, giấy quỳ tím được sử dụng lần đầu tiên bởi một thầy thuốc Tây Ban Nha từ đầu những năm 1930. Đến những năm đầu thế kỷ 16, loại giấy này được sử dụng ngày càng phổ biến.

Việc sử dụng giấy quỳ tím lan rộng sang một số nước khác như Đức, Hà Lan, Nga,… dẫn đến sự ra đời của ngành công nghiệp sản xuất giấy quỳ tím. Tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa xác định được tên gọi đầu tiên của loại giấy này, dẫn đến việc tùy theo từng quốc gia mà người ta có cách gọi tên cũng như cách sản xuất khác nhau.

Đến tận năm 1670, các nhà khoa học mới thực sự quan tâm và nghiên cứu về giấy quỳ tím. Thời gian đầu, giấy quỳ tím được sử dụng như chất chỉ thị, phân biệt axit (giấy quỳ tím sẽ chuyển thành màu đỏ nếu tiếp xúc với axit) và bazơ (giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh nếu tiếp xúc với bazơ). Sau thời gian dài sử dụng, giấy quỳ tím đã phát huy được nhiều công dụng khác và trở thành một phần quan trọng của nhiều ngành công nghiệp.

Một số ứng dụng quan trọng của giấy quỳ tím

Giấy quỳ tím có tác dụng phân biệt tính chất của dung dịch một cách nhanh chóng

Chỉ cần một mẩu quỳ tím nhỏ, bạn có thể nhanh chóng phân biệt một dung dịch là trung tính, axit hay bazơ. Bên cạnh đó còn là mức độ mạnh, yếu của chất qua cường độ màu sắc hiển thị.

Khả năng cho kết quả nhanh chóng giúp các nhà khoa học tiết kiệm được tối đa thời gian, hỗ trợ quá trình nghiên cứu diễn ra nhanh chóng nhất.

Quỳ tím ẩm hỗ trợ kiểm tra sức khỏe

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể sử dụng tính chất của quỳ tím để xác định xem nguồn thức ăn và nước uống mà mình sử dụng có an toàn không. Việc làm này giúp bạn tránh được những tác nhân gây hại cho sức khỏe, đảm bảo cơ thể được bảo vệ tối đa.

Xác định độ pH trong môi trường sống

Mỗi loài sinh vật, thậm chí con người đều bị ảnh hưởng bởi những thay đổi dù là nhỏ bé nhất của môi trường. Bởi vậy, việc sử dụng giấy quỳ tím để xác định nồng độ pH tại môi trường sống sẽ giúp chúng ta kịp thời đưa ra những biện pháp để cân bằng môi trường, đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho mọi người.

Giấy quỳ tím cho tác dụng đo độ pH trong đất trồng hoặc thủy canh

Giấy quỳ tím cho tác dụng đo độ pH trong đất trồng hoặc thủy canh

Một số thông tin khác về giấy quỳ tím

Quỳ tím biểu hiện độ pH như thế nào?

  • pH=7: quỳ tím sẽ có màu tím hoặc vàng (môi trường trung tính).
  • pH<7: giấy quỳ chuyển sang màu đỏ (môi trường axit).
  • pH>7: giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh (môi trường bazơ).

Giấy quỳ tím không có hóa trị trong hóa học.

Quỳ tím có mấy loại?

Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, giấy quỳ tím hiện nay cũng được cải tiến khá nhiều. Trên thị trường hiện có 3 loại giấy quỳ tím: tím, xanh và đỏ.

Màu tím: loại giấy được sử dụng phổ biến trừ trước đến nay trong các phòng thí nghiệm.

Giấy quỳ đỏ: được sản xuất bằng cách xử lý giấy trơn, sau đó nhuộm một loại thuốc màu đã được ngâm axit sunfuric loãng vừa đủ và sấy khô.

Giấy quỳ xanh: dùng để thử các loại axit và giấm. Khi nhúng loại giấy này vào dung dịch, giấy sẽ chuyển sang màu đỏ nếu dung dịch đó có tính axit.

Giấy quỳ tím có độc không?

Giấy quỳ tím không độc hại, do đó mọi người hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau: đo độ pH của đất trồng hay kiểm tra sức khỏe trong lĩnh vực y tế.

– Kiểm tra sức khỏe bằng cách sử dụng giấy quỳ tím kiểm tra nồng độ của nước tiểu vào sáng sớm:

  • Nước tiểu trung tính: sức khỏe ổn định.
  • Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ, tức là trong máu có nồng độ axit cao, cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lý.
  • Giấy quỳ tím chuyển màu xanh cũng là một tình trạng bệnh lý. Bạn nên xem xét lại thực đơn ăn uống, hoặc tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn.

– Dùng quỳ tím thử rỉ ối cho mẹ bầu: Nếu nồng độ Ph trong nước tiểu của mẹ bầu là 8 đến 9, khả năng cao nước tiểu lẫn nước ối. Trong trường hợp này, mẹ bầu có thể đang gặp tình trạng rỉ nước ối, cần được theo dõi và chăm sóc kỹ càng.

Giấy quỳ tím hiện được bán tại các trung tâm y tế hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học

Giấy quỳ tím hiện được bán tại các trung tâm y tế hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học

Mua giấy quỳ tím ở đâu?

Nhờ sự tiện dụng của mình mà hiện nay giấy quỳ tím được sử dụng khá phổ biến, và được bày bán tại nhiều địa điểm khác nhau trên toàn quốc. Bạn có thể tìm mua loại giấy này tại các cơ sở y tế hoặc trung tâm nghiên cứu khoa học để đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Việc chọn mua đúng sản phẩm chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đọc kết quả, và chất lượng công việc sau này.

Có thể thấy giấy quỳ tím đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của nhiều ngành nghề kinh tế hiện nay. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn chọn mua được sản phẩm tốt và ứng dụng thành công vào công việc của mình.

[adsense_block_detail]
Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm