Học cách lái xe số tự động cho người mới

Học cách lái xe số tự động an toàn cho người mới

Xe số tự động là mẫu xe khá phổ biến hiện nay thường thì những dòng xe này được các chị em khá yêu thích và tìm mua nhiều hơn.

Ưu điểm, khuyết điểm của xe số tự động

Ưu điểm:

Số tự động cho phép người lái xe có thể tập trung hơn vào việc điều khiển xe mà không còn phải bận tâm vào thời điểm nào phải vào số nào, đạp chân nào, cho phép họ điều khiển xe bằng cả hai tay hoặc họ có thể thư giản tay phải, chân trái để thực hiện những việc khác.

Nhược điểm:

Tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn xe số sàn và không cho phép người lái xe chủ động trong việc điều khiển vận tốcm chính vì lý do này mà đấng mày râu không thích sử dụng các dòng xe số tự động.

Hướng dẫn cách lái xe số tự động.

Đối với những lái xe mới vào nghề thì việc đạp nhầm chân ga thay vì đạp phanh không hiếm gặp,  rất nhiều vụ tai nạn xảy ra cũng chỉ vì sự nhầm lẫn không đáng có này.

Thường thì trong quá trình những người mới lái xe thì họ thường thiếu tự tin khi kiểm soát chiếc xe mà họ điều khiển. Không dám đạp ga hay đạp phanh mạnh, không dám đánh vô-lăng một cách tròn trịa, dứt khoát.

Việc ngồi vào ghế lái chưa quen thuộc nên khiến cho tư thế lái của họ không  thích hợp, khoảng cách giữa ghế và vô lăng không phù hợp khiến cho việc đánh lái, kiểm soát chân ga,chân  phanh khó khăn hơn.

Họ dễ bị ảnh hưởng bởi các tiếng động lạ, những tình huống gấp dẫn đến việc bị luống cuống dễ gây ra tai nạn.

Thiếu sự phán đoán, cảm nhận giữa tốc độ, căn chỉnh bánh lái…

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn học cách lái xe số tự động dễ dàng và an toàn cho người mới.

Các ký hiệu bạn nên biết khi điểu kiển xe oto số tự động

Các ký hiệu trên cần điều khiển số hộp số tự động
Các ký hiệu trên cần điều khiển số hộp số tự động

N (Neutral) – chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số – sử dụng khi cần kéo xe cứu  hộ

P (Park) – chế độ đỗ xe – sử dụng khi dừng đỗ xe lâu

R (Reverse) – Số lùi – dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe

D (Drive) – Số tiến – dùng để xe di chuyển về phía trước

D1, D1, D3 (số tiến 1-2-3) – Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3

M (Manual) – Chế độ số tay – có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc

S (Sport) – Chế độ lái thể thao

+/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng – giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số

L, L1, L1 (Low) – Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn

Các ký hiệu chế độ điều khiển số tay trên xe hộp số tự động (tuỳ dòng xe, thương hiệu có cách ký hiệu khác nhau

Bắt đầu học cách lái xe số tự động

Chuẩn bị trước khi bắt đầu lái:

Ngồi vào ghế lái, điều chỉnh ghế ngồi sao cho thoải mái, chân phải có thể đạp phanh hết hành trình. Điều chỉnh gương để quan sát phía sau và hai bên xe rõ ràng. Cùng với việc xác định điểm mù của xe.

Xác định vì trí chân phanh, chân ga, cần số, phanh tay, phìm điều khiển trên vô-lăng. Và đừng quên thắt dây an toàn trước khi lái.

Xác định chân ga, chân phanh xe số tự động
Xác định chân ga, chân phanh xe số tự động

Bước thứ 2: Tra chìa khóa vào ổ khóa, nhấn bàn đạp phanh.

Trong khi bật chìa khóa cho động cơ hoạt động. Bạn thấy rằng chiếc xe đang hoạt động.

Bước 3: Mở phanh tay, bắt đầu cuộc hành trình, bạn đưa cần số từ P xuống D để xe chạy bình thường hoặc từ P xuống R (nếu cần phải lùi xe) và đặc biệt với xe số tự động thì bạn  không cần bận tâm đến việc phải dùng tay phải để vô số như xe số sàn.

Bước 4:

Với xe số tự động, nếu bạn muốn đi nhanh hơn hãy đạp chân vào bàn đạp ga, tốc độ xe sẽ tăng lên, và nên đảm bảo rằng với tốc độ đó bạn làm chủ được chiếc xe.

Sau khi cho xe lăn bánh, điều chỉnh chân ga hợp lý cho xe đi nhanh chậm tùy đoạn đường.

Bước 5:

Trường hợp nếu bạn  muốn xe dừng hoặc đi chậm, chân phải chuyển từ bàn đạp ga sang bàn đạp dùng lực dạp chân phanh sao cho phù hợp nếu dừng gấp hoặc dừng từ từ.

Khi ngừng đèn đỏ ngắn vẫn để cần số ở vị trí D, thả chân ga và đạp chân thắng (bằng chân phải). Việc chuyển từ D sang D3, 2 và 1 (hoặc ngược lại) được thực hiện trong lúc xe đang chạy với vận tốc vừa phải

Dừng xe đèn đỏ
Dừng xe đèn đỏ

Bước 6:

Nếu bạn muốn xe dừng hẳn, chân phải vẫn đạp phanh, sau đó di chuyển cần số về vị trí P (Parking) và tắt máy. Đặc biệt, bạn đừng nên quên kéo phanh tay.

Hướng dẫn học lùi xe số tự động

Số N hay còn gọi là số “mo”. Khi bạn chuyển sang số này thì động cơ vẫn hoạt động  nhưng ở dưới dạng chạy không tải, trường hợp số N người ta thường dùng khi đẩy xe, hoặc bảo dưỡng. Đặc biệt nên tránh để số N khi đỗ xe tại những nơi có dốc.

Bươc 1: Chân đạp vào bàn đạp phanh để dừng xe, chuyển dịch cần số vào cửa R để lùi xe

Để đi nhanh hơn khi lùi bạn đặt chân vào bàn đạp ga để lùi nhanh hơn.

Một số bài tập cho người mới lái xe bằng số tự động

Tập phản xạ

Đầu tiên của việc học lái xe số tự động, cũng như các dòng xe khác là chúng ta phải học cách phản xạ để khi gặp phải những tình huống gấp người lái hoàn toàn có thể xử lý được.

Tập dùng chân phải điều khiển chân ga chủ động theo từng nhịp: tăng ga nhẹ, đều, tăng ga nhanh. Sau đó, tập dùng nguyên chân phải thay đổi chân ga, phanh. Phanh theo nhịp: ga, phanh… ga-ga, phanh, ga… lúc đầu nhịp đều, sau tăng nhanh tốc độ và các nhịp bất ngờ. Việc tập phản xạ này giúp người mới lái xử lý được tình huống tốt hơn.

Đánh lái và điều khiển Zig – Zắc

Bài tập tiếp theo chính là sau khi người lái cảm thấy phản xạ của mình tốt hơn rồi, thì bắt đầu điều khiển xe đi theo đường zig-zag với tốc độ chậm khoảng 20km/h và tăng dần lên chút. Cuối cùng, là bài tập điều khiển xe liên tục cua trái, phải… và chú ý luôn bật xi-nhan, quan sát gương hậu trước khi đánh lái.

Bài tập lái xe Zic Zắc
Bài tập lái xe Zic Zắc

Bài tập tăng tốc và phanh dừng

Đối với lái mới, bài tập này là bạn cần điều khiển xe chậm và luôn đặt chân phải lên bàn đạp phanh. Vì xe số tự động sẽ “tự bò” với tốc độ khoảng 15-20km/h khi người lái không tác động vào bàn đạp ga. Mục đích của việc tập thành thói quen này là để xử lý tình huống khi gặp đám đông, ngõ nhỏ và lỡ có luống cuống thì cũng đạp vào bàn đạp phanh, giúp giảm thiểu rủi ro.

Sau khi bạn đã tập thành thói quen với bài tập đi chậm thì sẽ chuyển sang bài tập thay đổi tốc độ đột ngột của xe. Người lái sẽ tập theo các chế độ điều khiển như: tăng tốc dần đều rồi rà phanh đến khi xe dừng hẳn; tăng tốc xe  lên tốc độ 60-80km/h rồi đạp phanh “sát sàn”. Cứ như vậy, thực hành đến khi người lái quen với việc ga, phanh và tăng tốc nhanh 1 cách thành thạo.

>>>Tham khảo thêm: Hướng dẫn lái xe số sàn

Giải quyết các tình huống dễ gặp phải khi lái xe ô tô số tự động

Khởi động động cơ:

Cần số nằm ở vị trí số P (số đỗ)

Đạp phanh chân

Có một vài dòng xe không bắt buộc phải đạp phanh chân khi khởi động hay có thể để cần số ở vị trí N khi khởi động nhưng đối với một tài xế bạn nên tập thành thói quen thao tác số P – Đạp phanh – khởi động để đảm bảo tính an toàn.

Di chuyển :

Chỉ nên sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh khi lái xe số tự động. Gót chân phải luôn đặt ở vị trí bàn đạp phanh và di chuyển mũi chân để tăng  gia khi cần thiết. Điều này giúp người lái phản ứng đạp phanh nhanh hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Trường hợp khẩn cấp khi di chuyển:

Trong các trường hợp xe mất phanh, kẹt ga khi xe đang chạy ở tốc độ cao, tuyệt đối không được tắt động cơ bởi khi động cơ tắt đi thì người lái sẽ rất khó để điều khiển vô-lăng đi đúng hướng dễ dẫn đến tai nạn

Đi đường đèo:

Lên dốc, đi lên đèo thì có thể để cần số ở vị trí D hay chuyển sang chế độ số tay để tự điều khiển các cấp số. Để thoải mái nhất người lái nên để cần số ở D, việc tính toán các cấp số phù hợp đã có hệ thống điện tử điều khiển.

Lái xe đường đèo
Lái xe đường đèo

Xuống dốc, đổ đèo người lái nên chủ động chuyển sang chế độ số tay, tự điều khiển các cấp số cộng trừ 3-2-1 để hãm tốc độ bằng động cơ, hạn chế đạp phanh chân để đảm bảo an toàn

Tuyệt đối không chuyển số về N hoặc tắt máy để thả trôi dốc vì điều này khiến bạn khó điều khiển vô-lăng đúng hướng, khi đó đã tắt máy trợ lực lái khiến cho vô-lăng rất nặng khó đánh lái được, tốc độ xe tăng nhanh khi chạy theo quán tính, không thể hãm tốc độ bằng động cơ sẽ khiến cho người lái phải dùng phanh chân nhiều, dễ dẫn đến tình  trạng mất phanh gây mất an toàn.

Xe kẹt ga:

Trong trường hợp này người lái có thể điều khiển xe để đảm bảo an toàn bằng cách

Không được tắt động cơ để động cơ hoạt động bình thường

Chuyển cần số về số N để ngắt truyền động phải đảm bảo cho xe không thể di chuyển nhanh hơn

Dùng chân phanh giảm tốc từ từ cho đến khi xe dừng hẳn ở vị trí an toàn

Xe mất thắng:

Không tắt động cơ, vẫn để động cơ hoạt động

Sử dụng phanh động cơ bằng cách chuyển cần số về số tay để điều khiển về cấp số 1-2-3 để hãm tốc độ xe

Khi tốc độ đã giảm được đáng kể thì kéo phanh tay từ từ để giảm tốc độ của xe

Dừng xe:

Nếu trên đường thẳng có thể chuyển cần số về N để ngắt truyền động giúp tốc độ xe được giảm từ từ

Nếu xe chạy trên đường dốc thì tuyệt đối người lái xe không chuyển cần số về N vì khi đó không thể giảm tốc độ xe do xe chạy theo quán tính, hãy tìm cách giảm tốc độ xe bằng động cơ (chuyển về số 1-2-3), cho xe áp sát vào vách núi, đường lánh nạn.

Dừng đèn đỏ khi:

Nếu dừng nhanh thì vẫn để cần số ở vị trí D, giữ chân phanh nếu đường dốc

Nếu xe dừng lâu có thể chuyển cần số sang vị trí N và kéo phanh tay

Không chuyển cần số về vị trí P vì trong trương hợp xe bị đâm phía sau khi đang dừng đèn đỏ sẽ gây hại cho hộp số.

Dừng đỗ xe:

Hãy tập thành thói quen đỗ xe an toàn khi lái xe số tự động (đường bằng và đường dốc)

Đạp phanh chân

Chuyển cần số về N

Kéo phanh tay

Chuyển cần số về P và nhả phanh chân

Điều này sẽ giúp hộp số bền hơn, hạn chế ma sát các chi tiết bên trong hộp số

Những lưu ý khi lái xe số tự động để an toàn

– Không nên chuyển cần số sang vị trí “N” trong khi xe đang di chuyển. Nguy hiểm có thể xảy ra trong trường hợp bạn vô tình chuyển cần số về vị trí “P” hoặc “R” hoặc lúc đó xe không được phanh bằng động cơ.

– Không nên ấn nút khóa trên cần số thường xuyên, bởi vì khi đó cần số có thể vô tình chuyển qua vị trí “R”.

– Không nên đạp ga trong khi bàn đạp phanh đang được nhấn hoặc khi xe đang dừng vì có thể gây hư hỏng hộp số tự động.

– Ngay trước khi khởi động động cơ, bạn phải thực hiện thao tác: đạp hết bàn đạp phanh, đặt cần số ở vị trí “P”, kéo phanh tay.

– Hãy nhớ luôn phải đạp phanh khi chuyển cần số sang vị trí khác. Đừng bao giờ ga khi đang chuyển cần số từ vị trí “P” hoặc “N” sang bất kỳ vị trí nào khác trên cần số.

– Tránh việc sử dụng chân trái khi đạp phanh có thể làm giảm phản xạ phanh trong trường hợp khẩn cấp, luôn luôn nên sử dụng chân phải để đặt chân phanh và chân ga.

– Trong trường hợp khi chuyển số sang vị trí “N” hoặc chuyển từ vị trí “N” sang vị trí khác để tránh nguy cơ mất điều khiển người lái nên đặt tại chân phanh.

– Trường hợp mà đèn báo vị trị cần số nhấp nháy khi bạn đang lái xe, có thể có lỗi ở hộp số tự động. Khi đó khuyên bạn hãy mang xe đến xưởng dịch vụ để được kiểm tra càng sớm càng tốt.

– Khi chuyển vị trí cần số mà động cơ đang hoạt động và xe đứng yên, trong trường hợp đó hãy đạp hết bàn đạp phanh để tránh cho xe tiến về phía trước. Trong trường hợp, khi tốc độ động cơ cao, ở chế độ cầm chừng cao (khi máy nguội) hoặc khi điều hòa đang được bật, người lái chỉ nên nhả phanh khi bạn đã sẵn sàng để cho xe chạy.

– Việc đạp chân chân phanh và chân ga cùng lúc sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả phanh, gây mòn má phanh bất thường.

– Không nên đạp ga khi đang chuyển số từ vị trí “P” hoặc “N”.

– Tránh mang dép, tông khi lái xe bởi vì quai hoặc đế của chúng có thể móc vào bàn đạp chân phanh hoặc chân ga gây cản trở việc điều khiển xe.

– Tránh đặt các vật dụng không cần thiết dưới sàn bởi vì chúng có thể gây kẹt bàn đạp phanh/ bàn đạp ga.

Tất cả những hướng dẫn và lưu ý, và các phương pháp giải quyết tình huống trên đây khi lái xe số tự động là những gì mà suamayruaxe mong muốn chia sẻ để giúp bạn có thêm những kinh nghiệm cũng như cách xử lý các tinh huống nguy hiểm khi di chuyển tham gia giao thông. Để có thể đảm báo lái xe an toàn, bạn nên thường xuyên luyện tập, trao dồi các kỹ năng lái xe cho mình nhé.

[adsense_block_detail]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm