Quá tam ba bậ còn phụ thuộc vào ngữ cảnh người nói dùng

Quá tam ba bận là gì? Bàn luận về câu thành ngữ quá tam ba bận

Quá tam ba bận là gì? Đây là thành ngữ quen thuộc của người Việt, được ông cha ta đúc kết và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Và để tìm hiểu chi tiết về câu thành ngữ này, các bạn có thể tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

Quá tam ba bận là gì?

Quá tam ba bận (事 不过 三 | Shì búguò sān), hay còn gọi là lần thứ ba may mắn (Third time lucky). Ở đây ý nghĩa mà quá tam ba bận muốn nói là: Khi nhận thấy một việc gì đó không hay hoặc không ổn thì tuyệt đối đừng để nó xảy ra quá ba lần mà thay vào đó hãy tìm cách khác tốt hơn.

Quá tam ba bận còn có nghĩa khác là lần thứ 3 may mắn
Quá tam ba bận hay còn được gọi là lần thứ ba may mắn

Theo đó, câu nói này được áp dụng vào tất thảy mọi vấn đề trong cuộc sống. Cụ thể:

  • Một người nhờ bạn giúp không công 3 lần, đến lần thứ 4 trở đi đều được xếp là lợi dụng.
  • Đừng bao giờ nhận phần thiệt về mình quá 3 lần, khi bạn có chỗ đứng vững chắc rồi thì điều đó càng không nên.
  • Cảm thấy cần níu kéo một mối quan hệ, “xuống nước” 3 lần là đủ bởi mọi sự cố gắng diễn ra sau đó đều trở thành vô nghĩa.
  • Tính toán phải bắt tay ngay vào việc, nếu trì hoãn quá 3 lần thì nguy cơ thất bại là vô cùng lớn.
  • Tới 3 lần đề nghị người yêu công khai mối quan hệ đều nhận được một câu trả lời “bây giờ không phải lúc” tức là bạn chưa có được trái tim người ấy.

Quá tam ba bận là tốt hay xấu?

Việc đánh giá quá tam ba bận là gì, tốt hay xấu phụ thuộc vào ngữ cảnh và cá nhân đang sử dụng cụm từ này. Nếu ai đó không tin tưởng vào những điều mà bản thân mình làm vì thất bại quá nhiều lần, họ sẽ nói: “Chắc không làm được đâu, quá tam ba bận rồi!”. Lúc này, quá tam ba bận thể hiện sự chán nản, không còn động lực để tiếp tục thứ mà mình đang theo đuổi nữa.

Quá tam ba bậ còn phụ thuộc vào ngữ cảnh người nói dùng
Quá tam ba bận tốt hay xấu phụ thuộc vào ngữ cảnh sử dụng cụm từ này

Nhưng ngược lại, quá tam ba bận có thể trở thành động lực thôi thúc người ta cố gắng. Cũng giống như cụm từ bất quá tam (không thể bất bại quá 3 lần). Ví dụ như: “Hãy cứ làm đi, quá tam ba bận”. Khi đó, quá tam ba bận giống như lời một lời động viên, sự khích lệ, một ranh giới mà cá nhân đó tự đặt ra cho mình, rằng cứ làm đi nếu thất bại quá 3 lần thì dừng lại.

Bởi vậy, việc nhận định quá tam ba bận là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Ở thời buổi hiện nay cho dù có 3 hay 10 lần thất bại đi chăng nữa thì nhiều người vẫn cố luôn kiên trì theo đuổi với ước mơ, mục tiêu của mình. Vì vậy, các bạn hãy lấy câu thành ngữ quá tam ba bận là động lực để cố gắng, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của bản thân nhé!

“Quá tam ba bận” với mối liên hệ giữa thất bại và thành công

Quá tam ba bận là sao? Nếu thất bại 3 lần khi làm một việc gì đó thì chúng ta nên dừng lại. Tuy nhiên, dùng lại ở đây không có nghĩa là dậm chân tại chỗ hay từ bỏ ước mơ của chính mình. Dừng lại là để suy ngẫm, xem xét những thất bại của bản thân, rút ra bài học, xem mình thiếu sót điều gì để cải thiện và tìm ra hướng đi khác phù hợp hơn.

Quá tam ba bận chỉ cần làm đến lần thứ 3 bạn sẽ thành công
Quá tam ba bận, nhưng cố gắng thêm sau 3 lần có thể mang lại thành công

Trên thực tế, có rất nhiều nhân vật nổi tiếng đã từng trải qua nhiều thất bại nhưng nhờ nghị lực, tinh thần không cam chịu thất bại và không bị khó khăn làm cho khuất phục, họ đã thành công. Đây đều là những tấm gương sáng truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, đừng bao giờ bỏ cuộc vì gian nan ban đầu.

Ví dụ 1: Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần để phát minh ra bóng đèn, nhưng với ông đó không phải là thất bại mà là cơ hội để học hỏi. Ông từng nói rằng có rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra rằng họ đã gần đến với thành công. Với tính tò mò, sự hiếu kỳ, sở thích khám phá để giải đáp những điều xung quanh đã giúp Edison biến những ý tưởng có phần không tưởng thành hiện thực để giúp ích cho nhân loại.

Ví dụ 2: Harland Sanders – ông chủ KFC phá sản ở tuổi 60, trải qua 1009 lần thất bại mới nếm vị thành công. Đến lần thứ 1.010, Harland Sanders cũng đã nhận được cái gật đầu đầu tiên. Đến năm 1964, ở tuổi 75, KFC đã có tới hơn 600 cửa hàng nhượng quyền kinh doanh gà rán độc quyền khắp nước Mỹ. Cho đến ngày hôm nay, khi Harland Sanders đã qua đời nhưng KFC vẫn là thương hiệu gà rán ăn nhanh lớn mạnh hàng đầu thế giới.

Ông chủ KFC cần trải qua 1009 thất bại mới có được thành công
Ông chủ KFC phải trải qua 1009 lần thất bại mới có được thành công

Ví dụ 3: Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng bị đúp năm lớp 6. Ông cũng bị đánh bại nhiều lần ở tất cả các vị trí trong những cơ quan chính phủ mà ông xin vào. Tuy nhiên, tới năm 62 tuổi, Winston Churchill đã trở thành Thủ tướng Anh. Ông tự nhận mình là người bi quan luôn thấy sự khó khăn trong mọi cơ hội và người lạc quan luôn tìm thấy cơ hội trong mọi khó khăn.

Ví dụ 4: Tỷ phú xe máy Soichiro Honda từng tâm sự ông chỉ có thể thành công khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, còn 99% là thất bại. Tinh thần làm việc, nghị lực, lòng say mê với khoa học là chìa khóa đưa Honda đến thành công. Và Soichiro Honda chính là một điển hình của “thiên tài không bằng cấp”.

Ví dụ 5: Ông Walt Disney – người nổi tiếng về trí sáng tạo, đã sản xuất hàng loạt những bộ phim hoạt hình được trẻ em khắp thế giới yêu thích lại từng bị sa thải với lý do “làm việc thiếu sáng tạo” khi làm họa sĩ vẽ tranh biếm họa trong một tòa báo. Thế nhưng, Walt Disney không vì thế mà nản lòng với mục tiêu mình theo đuổi. Sau những gian nan thất bại, ông đã nỗ lực xây dựng thành công đế chế riêng mang tên mình vững mạnh cho đến ngày nay.

Walt Disney từng bị sa thải với lý do làm việc thiếu sáng tạo
Ông Walt Disney từng bị bị sa thải với lý do “làm việc thiếu sáng tạo”

Ví dụ 6: Trước khi hãng xe Ford có được cơ ngơi như ngày nay, người sáng lập Henry Ford đã từng lập rồi phá sản tới 3 công ty. Không nản lòng, Henry Ford vẫn tiếp tục thành lập công ty Ford Motor. Với sự kiên trì bền bỉ và lòng nhiệt huyết, công ty đã từng bước tiến tới thành công. Cho đến ngày hôm nay, công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng kinh ngạc. Hiện nay, Ford Motor là một trong những công ty sản xuất ô tô lớn thứ 5 trên thế giới (theo số lượng xe bán ra toàn cầu).

Bởi vậy, nếu cứ thuận theo thành ngữ “quá tam ba bận” thì làm gì có câu chuyện thành công. Nếu bạn không nỗ lực, không kiên trì, không thử nhiều lần mà chỉ tin vào những lời nhận xét của người khác thì làm sao bứt phá giới hạn của bản thân để gặt hái thành công cho riêng mình.

Qua những thông tin trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu “quá tam ba bận là gì”? Hãy luôn lấy câu nói đó là động lực để bản thân cố gắng hơn mỗi ngày.

[adsense_block_detail]
Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm