Đối với những người đam mê tốc độ thì Traction Control không phải là một thuật ngữ mới. Trên thực tế Traction Control được ứng dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô từ lâu và cho đến bây giờ nó vẫn là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ quá trình vận hành của một chiếc xe hơi. Traction Control System được hiểu là hệ thống kiểm soát độ bám đường hay lực kéo. Vậy hệ thống kiểm soát lực kéo Traction Control là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mục lục
Traction Control System là gì?
Traction Control System hay còn được gọi với cái tên viết tắt là TCS. Đây là một hệ thống kiểm soát độ bám đường của xe khi tăng tốc được thiết kế đặc biệt nhằm mục đích chống trượt cho phần lốp xe. Đồng thời, hỗ trợ người điều khiển kiểm soát chiếc xe dưới những tác động của ngoại lực hay những sự cố phát sinh trong quá trình di chuyển.
Bên cạnh TCS, nhiều hãng xe ô tô cũng trang bị các loại hệ thống hỗ trợ lực kéo với những tên gọi khác nhau như ABS, ASR, DSC hay TRC… Nhìn chung, tất cả đều làm một nhiệm vụ đó là kiểm soát sự tiếp xúc giữa phần bánh xe với mặt đường bằng công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, thời điểm mà những hệ thống này làm việc có thể sẽ khác nhau. Nếu như TCS kiểm soát độ bám của lốp xe khi tăng tốc thì ABS hỗ trợ xe trong trường hợp phanh gấp…
Dynamic Traction Control là gì? DTC là hệ thống chống trượt thường được tích hợp trên các dòng siêu xe của BMW. Hệ thống chống trượt làm nhiệm vụ hỗ trợ hệ thống cân bằng xe (DSC). Chức năng chính của DTC cũng như TCS là kiểm soát độ bám đường đồng thời chuyển đổi chế độ lái sang dạng Sport khi DSC đang hoạt động.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của TCS

Được phát triển dựa trên nền tảng của 2 hệ thống khác đó là hệ thống kiểm soát bó phanh ABS và hệ thống cân bằng điện tử DSC. Thiết kế và cấu tạo của Traction Control System có nhiều điểm tương đồng và được cho là có sự vay mượn ở đây. Bên cạnh đó, TCS cũng tích hợp vai trò điều khiển độ bám của bánh xe ngay cả khi đang tăng tốc hoặc giảm tốc – chức năng chính của ABS và DSC.
TCS có cấu tạo gồm 3 phần chính đó là:
- Bộ cảm biến hiện đại cho phép theo dõi và phát hiện các vấn đề bất thường của bánh xe khi đang di chuyển.
- Bộ phận điều khiển điện tử hay còn gọi là ECU tiếp nhận thông tin theo dõi trực tiếp từ bộ cảm biến sau đó đề xuất ra những phương án và cách giải quyết trong từng trường hợp cụ thể để đảm bảo an toàn cho người lái xe.
- Bộ thủy lực có chức năng bơm phanh

Nguyên lý hoạt động của TCS:
- Tất cả các bộ phận trong TCS sẽ được kết nối với nhau nhằm đảm bảo kiểm soát hoàn toàn các vấn đề của bánh xe. Bộ cảm biến làm nhiệm vụ theo dõi bánh xe, ngay khi phát hiện vấn đề thông tin sẽ nhanh chóng được chuyển đến bộ điều khiển điện tử. Ngay lúc này ECU sẽ tiến hành phân tích thông tin và chỉ đạo giải pháp cụ thể đến bộ thủy lực của động cơ.
- Đối với một số dòng xe cao cấp, TCS còn đảm đương nhiệm vụ giảm và tăng công suất động cơ đến từng bánh xe. Do đó, việc lái xe ở tốc độ cao trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Trên đây là phần tổng quan về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Traction Control System trên toàn bộ hoạt động kiểm soát lực kéo và độ bám. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng thực tế của hệ thống thông minh này nhé!
Ứng dụng của Traction Control là gì?

Đây là chức năng đặc biệt được thiết kế dành riêng cho ô tô vì vậy khả năng ứng dụng của nó hoàn toàn nằm trong lĩnh vực sản xuất xe hơi. Thông thường, chỉ các dòng xe thương mại từ 4 – 9 chỗ và các dòng siêu xe mới được trang bị loại hệ thống TCS. Các dòng xe khác thường chỉ được trang bị hệ thống bó phanh và cân bằng xe do các vấn đề về thiết kế, động cơ và khả năng vận hành.
Hiện nay do những yêu cầu về mặt an toàn, hầu hết các dòng ô tô thương mại kể cả dòng xe bình dân nhất cũng được trang bị một hệ thống kiểm soát độ bám của lốp xe. Đây là tính năng thực sự cần thiết hỗ trợ tốt cho cả người mới điều khiển ô tô và tránh được những sự cố bất ngờ.
TCS đã được trang bị trên các dòng siêu xe tốc độ cao từ nhiều năm, cho đến bây giờ nó đã được nâng cấp và phát triển hơn thế nữa. Những chiếc siêu xe hạng sang ra đời nhằm phục vụ những tay đam mê tốc độ thứ thiệt. Để đảm bảo an toàn cho người lái xe, hệ thống kiểm soát độ bám đường phải luôn ở trong trạng thái cực tốt để khi xe đạt tốc độ cực đại hay trên những khúc cua nguy hiểm không để xảy ra tình trạng trượt bánh xe.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi Traction Control là gì và những vai trò của nó trong hoạt động điều khiển xe hơi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả!
You may also like
-
Top 5 máy ra vào lốp Koisu tốt nhất nhiều người mua hiện nay
-
Độ nguy hiểm khi sử dụng máy ra vào lốp xe máy tự chế
-
Nước rửa kính ô tô loại nào tốt? Top 6 nước rửa kính ô tô tốt nhất hiện nay
-
Xe ô tô bị rung khi nổ máy – Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
-
Turbocharger là gì? Turbocharger và Supercharger khác nhau như thế nào?