chế hòa khí là gì

Chế hòa khí là gì? Tìm hiểu chi tiết về bộ chế hòa khí

Chế hòa khí là gì? Cấu tạo như thế nào? Nguyên lý  làm việc ra sao? Đều là những thắc mắc được nhiều người dùng quan tâm nhất. Để làm rõ điều này, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin chi tiết nhất về bộ phận này ở xe máy, ô tô và những thiết bị khác. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chế hòa khí xe máy là gì?

Chế hòa khí hay còn gọi là bình xăng con thường dùng ở những thiết bị máy móc hoạt động bằng xăng như: Xe máy, ô tô, máy phát điện, máy cắt cỏ,… Đây là bộ phận dùng để trộn không khí và nhiên liệu với nhau giúp động cơ hoạt động. 

Chế hòa khí hay còn gọi là bình xăng con

Hiện nay các thiết bị, máy móc này đã thay thế chế hòa khí bằng phun xăng điện tử để tiết kiệm nhiên liệu. Do đó mà những xe và thiết bị sử dụng bộ phận này đều là những động cơ cũ, động cơ nhỏ. 

Bộ chế hòa khí dùng để làm gì?

Bộ chế hòa khí dùng để trộn nhiên liệu và không khí theo một tỉ lệ nhất định. Sau đó cung cấp hỗn hợp này cho động cơ xăng, buồn đốt để thực hiện vận hành động cơ. 

Cấu tạo bộ chế hòa khí

Cấu tạo bộ chế hòa khí xe máy và cấu tạo chế hòa khí ô tô gần như là giống nhau. Bởi nó có chung một nhiệm vụ đó chính là trộn không khí và nhiên liệu với nhau. Cấu tạo gồm:

chế hòa khí xe máy
Cấu tạo của chế hòa khí gồm nhiều phần khác nhau
  • Buồng chứa xăng, hay còn gọi là buồng phao
  • Đường dẫn xăng
  • Đường dẫn khí
  • Bướm ga, bướm khí hay gọi chung là van điều khiển
  • Họng khuếch tán hay còn gọi là buồng hóa khí

Nguyên lý hoạt động

Khi động cơ bắt đầu hoạt động, van điều khiển (bướm ga và bướm khí) đều mở nên không khí bị hút vào từ phía trên, đi qua họng khuyếch tán. Tại đây, do thiết kế giống như nút thắt nên tiết diện lưu thông bị thu hẹp lại. Điều này làm cho tốc độ của dòng khí tăng lên, đồng thời làm áp suất giảm xuống tạo độ chân không để hút nhiên liệu từ trong buồng phao qua đường xăng chính và phun ra dưới dạng tia. Do đó, xăng bị phun vào dòng khí có tốc độ cao, hoà trộn với không khí và bay hơi để tạo thành hỗn hợp khí cháy ở tại buồng đốt.

chế hòa khí là gì
Nguyên lý hoạt động của bộ chế hòa khí 

Phân loại chế hòa khí

Hiện nay, người ta phân loại chế hòa khí thành 2 loại phổ biến gồm: chế hòa khí 1 họng và chế hòa khí 2 họng. 

Cách chỉnh chế hòa khí

Trong quá trình sử dụng sẽ không tránh khỏi việc chế hòa khí phát sinh các vấn đề như: lượng nhiên liệu, không khí hút vào không đều nên khiến cho động cơ chạy không được êm, tiêu hao nhiều nhiên liệu. Do đó cần phải chỉnh lại chế hòa khí để xe có thể vận hành êm ái hơn. Tránh sự hao hụt nhiên liệu không cần thiết.  

Cách chỉnh bộ chế hòa khí ô tô khác với xe máy nên chúng tôi sẽ chia thành 2 mục cụ thể như sau:

Cách chỉnh chế hòa khí ô tô

Bước 1: Bạn tìm vị trí bộ lọc gió và tháo ra để thấy được bộ chế hòa khí. Lưu ý khi chỉnh cần phải tắt động cơ xe đi.  

chế hòa khí ô tô
Cách điều chỉnh bộ chế hòa khí xe ô tô

Bước 2: Tìm vị trí các vít điều chỉnh ở mặt trước bộ chế hòa khí, ở đây sẽ có 2 vít. Khi điều chỉnh sẽ tác động lên 2 ốc vít này. 

Bước 3: Bạn nổ máy để chỉnh bộ chế hòa khí chính xác hơn. 

  • Nếu xe phát ra tiếng “ping” khi tốc độ vòng tua cao thì có thể động cơ bị thiếu xăng. Lúc này bạn cùng tua vít chỉnh ốc xăng mở ra 1 chút.
  • Nếu tiếng nổ xe bình thường nhưng nghe mùi xăng nhiều thì bạn chỉnh đóng bớt ốc xăng lại.

Sau đó chỉnh ốc gió để khi tiếng nổ tròn đều thì dừng lại. Nên chỉnh từ từ để kiểm soát tiếng động cơ. 

Bước 4: Sau khi chỉnh ốc xăng, ốc gió của chế hòa khí. Bạn tắt máy và lắp lại tấm lọc gió như trước là được. 

Cách chỉnh chế hòa khí xe máy

Đối với xe máy thì cách chỉnh chế hòa khí xe máy Yamaha, Honda, hay các loại xe hãng khác nếu khá giống nhau. Cụ thể các nước thực hiện như sau: 

cách chỉnh chế hòa khí xe máy
Cách điều chỉnh bộ chế hòa khí xe máy

Bước 1: Bạn dựng chân chống giữa của xe lên để xe được cân bằng và tìm vị trí của bình xăng con/ bộ chế hòa khí. Ở đây sẽ có 2 ốc vít giống như ô tô gọi là ốc gió và ốc xăng. Ốc xăng hay còn gọi là ốc ga -lăng-ti. 

Bước 2: Dùng tua vít vặn hết tất cả 2 ốc siết chặt cho đến khi ốc siết chặt lại.

Bước 3: Nới lỏng ốc xăng khoảng 1,5 – 2 vòng và tiến hành nổ máy xe và giữ nguyên như thế cho đến khi tiếng nổ lịm dần thì tiến hành nới lỏng ốc gió. Nới từ từ cho đến khi tiếng nổ tròn, đều là được được. 

Cách xả xăng ở bộ chế hòa khí

Cách xả xăng ở bộ chế hòa khí rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tua vít vặn mở vít xả xăng ở bên dưới là có thể đẩy hết được xăng cặn bên trong bình ra ngoài. 

Giá bộ chế hòa khí

  • Giá bộ chế hòa khí ô tô: 1.000.000 – 5.000.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí Exciter 135: 830.000 – 980.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí Future Neo: 500.000 đồng.
  • Giá bộ chế hòa khí Wave Alpha: 200.000 – 400.000 đồng.
  • Giá bộ chế hòa khí Dream Việt: 980.000
  • Giá bộ chế hòa khí xe Dream Thái: 1.200.000
  • Giá bộ chế hòa khí Sirius chính hãng: 1.100.000 đồng.
  • Giá bộ chế hòa khí xe Honda Wave 110: 200.000 – 400.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí Xe nouvo LX: 1.500.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí xe Airblade : 350.000 – 450.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí máy cắt cỏ Husqvarna: 500.000 – 1.400.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí Centa: từ 400.000 – 600.000 đồng
  • Giá bộ chế hòa khí máy phát điện: khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng

Hướng dẫn vệ sinh chế hòa khí

Chế hòa khí cũng như những bộ phận khác của xe, sau thời gian sử dụng thường bị bẩn, cặn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc của động cơ. Do đó, việc vệ sinh chế hòa khí ô tô, xe máy điều cần phải thực hiện. Sau đây là những hướng dẫn cụ thể để vệ sinh bộ chế hòa khí nhanh và hiệu quả nhất. 

vệ sinh chế hòa khí
Vệ sinh bộ chế hòa khí để giúp động cơ vận hành ổn định và bền bỉ

Để đạt hiệu quả cao trong việc viên sinh thì nên sử dụng nước rửa chế hòa khí xe máy. Dung dịch này sẽ giúp lấy đi các bụi bẩn, cặn mạt sắt tích tụ ở những khe nhỏ hay ở những ống dẫn khí, dẫn xăng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chế hòa khí của xe máy, ô tô và các thiết bị khác mà chúng tôi tổng hợp một cách đầy đủ nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về bộ phận này trên thiết bị hay xe của mình. 

 

[adsense_block_detail]
Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm